Nêu ba cách viết của số hữu tỉ \(\dfrac{-3}5\) và biểu diễn số hữu tỉ đó trên trục số.
Bạn đang xem: Câu hỏi ôn tập chương 1 đại số 7
Lời giải chi tiết:
- Ba cách viết số hữu tỉ \(\dfrac{{ - 3}}{5}\) là: \(\dfrac{{ - 6}}{{10}};\dfrac{{ - 9}}{{15}};\dfrac{{ - 12}}{{20}}\)
- Biểu diễn số hữu tỉ \(\dfrac{{ - 3}}{5}\) trên trục số:
Vì \( - 1 Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x được xác định như thế nào ?
Lời giải chi tiết:
Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ \(x\) là khoảng cách từ điểm \(x\) tới điểm \(0\) trên trục số.
Kí hiệu \(|x|\).
Câu 4
Định nghĩa lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ.
Lời giải chi tiết:
Lũy thừa bậc \(n\) (\( n\) là số tự nhiên lớn hơn \(1\)) của một số hữu tỉ \(x\) là tích của \(n\) thừa số bằng \(x\).
\({x^n} = \underbrace {x \ldots x}_{n\;thừa \;số}\) (\( x ∈\mathbb Q, n ∈\mathbb N, n> 1\))
Câu 5
Viết công thức :
- Nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
- Chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0.
- Lũy thừa của một lũy thừa.
- Lũy thừa của một tích.
- Lũy thừa của một thương.
Lời giải chi tiết:
- Nhân hai lũy thừa cùng cơ số:
\({x^m}.{x^n} = {x^{m + n}}\) (\( x ∈\mathbb Q, m,n ∈\mathbb N\))
- Chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0:
\({x^m}:{x^n} = {x^{m - n}}\) (\(x ≠ 0, m ≥ n\))
- Lũy thừa của một lũy thừa:
\({\left( {{x^m}} \right)^n} = {x^{m.n}}\)
- Lũy thừa của một tích: \((x.y)^n = x^n . y^n\)
- Lũy thừa của một thương: \({\left( {\dfrac{x}{y}} \right)^n} = \dfrac{{{x^n}}}{{{y^n}}}\,\,\left( {y \ne 0} \right)\)
Câu 6
Thế nào là tỉ số của hai số hữu tỉ ? Cho ví dụ.
Lời giải chi tiết:
Thương của phép chia số hữu tỉ \(x\) cho số hữu tỉ \(y \,(y ≠ 0)\) gọi là tỉ số của hai số \(x\) và \(y,\) kí hiệu là \(\dfrac{x}y\) hay \(x:y\)
Ví dụ: \(\dfrac{1}{3}:\dfrac{{ - 5}}{4}= \dfrac{1}{3}.\dfrac{{ - 4}}{5} \)\(= \dfrac{{ - 4}}{{15}}\)
Câu 7
Tỉ lệ thức là gì ? Phát biểu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức. Viết công thức thể hiện tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
Lời giải chi tiết:
- Tỉ lệ thức là một đẳng thức của hai số \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) ( \(a, d\) gọi là ngoại tỉ; \(c,b\) gọi là trung tỉ)
- Tính chất cơ bản của tỉ lệ thức: Nếu \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) thì \(ad = bc\).
- Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:
Từ dãy tỉ số bằng nhau \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{e}{f}\) ta suy ra:
\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} = \dfrac{e}{f} = \dfrac{{a + c + e}}{{b + d + f}} = \dfrac{{a - c + e}}{{b - d + f}}\)
Câu 8
Thế nào là số vô tỉ ? Cho ví dụ.
Lời giải chi tiết:
Số vô tỉ là số được viết dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Ví dụ: \(x = 1,7320508...\)
Câu 9
Thế nào là số thực ? Trục số thực ?
Lời giải chi tiết:
- Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực.
- Trục số thực:
+ Mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số.
+ Ngược lại mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực.
Xem thêm: Giải Bài 36 Trang 41 Sgk Toán 7 Tập 2, Bài 36 Trang 41 Sgk Toán 7 Tập 2
Chỉ có tập hợp số thực mới lấp đầy trục số.
Câu 10
Định nghĩa căn bậc hai của một số không âm.
Lời giải chi tiết:
Định nghĩa: Căn bậc hai của một số \(a\) không âm là số \(x\) sao cho \(x^{2}=a.\)
edingsport.net


Chia sẻ
Bình chọn:
Bài tiếp theo

Báo lỗi - Góp ý